LỄ HỘI HOA BAN

Thứ ba - 16/02/2021 12:00

 LỄ HỘI HOA BAN

 LỄ HỘI HOA BAN

 LỄ HỘI HOA BAN ĐIỆN BIÊN

Tây Bắc trắng hoa ban màu quý phái
Những cành nghiêng vươn xuống cạnh lối mòn
Như níu giữ chân người con gái Thái
Chuyện tình xưa theo tiếng gió nỉ non…

Nàng Ban giữ trọn mối tình trong trắng
Không sang ngang,không bỏ bạn trai nghèo
Nàng gửi xác giữa lưng đồi hoang vắng
Hóa thành hoa mòn mỏi đợi người yêu !

Hoa ban trắng dịu dàng như thiếu nữ
Tuổi dậy thì mang dáng vẻ kiêu sa
Rừng ban tím bên triền đồi ban đỏ
Cả khung trời như chỉ để bày hoa.

Cô gái Thái hái rau rừng, măng đắng
Đôi chân trần lội suối rửa hoa ban
Làm món nộm đậm hương riêng làng bản
Mùi nếp nương thơm lửa bếp nhà sàn…

Cô gái Thái cánh tay ngà thon thả
Váy hoa xoay, điệu múa Thái dân gian
Tiếng pí,tiếng khèn và trống chiêng rộn rã
Níu chân người vào lể hội hoa ban.

  

    Tây Bắc nói chung và Điện Biên nói riêng được coi như là xứ sở của hoa ban. Vào mỗi độ xuân về, hoa ban lại bung cánh bừng nở trắng muốt trên những vạt núi, sườn đồi, tạo thành những đường chỉ thêu đẹp đẽ trang điểm cho núi rừng Tây Bắc. Không chỉ chứa đựng vẻ đẹp tinh khôi, cây ban còn mang trong mình sức sống mãnh liệt, dù trên đất khô cằn hay bám vào vách đá cheo leo, cứ qua mùa đông giá rét cây ban lại trỗi dậy đâm chồi nảy lộc, nở hoa kết trái. Chính vì vậy, từ ngàn đời nay, rất tự nhiên hoa ban đã đi vào đời sống văn hóa tinh thần của nhiều dân tộc tụ cư trên mảnh đất Điện Biên, trong đó tiêu biểu là dân tộc Thái. Họ yêu mến vẻ đẹp, trân trọng sức sống bền bỉ của hoa ban. Để rồi từ đó, thông qua kho tàng văn học dân gian và những làn điệu dân ca, dân vũ, hình ảnh hoa ban đã đi sâu vào tiềm thức, đời sống tinh thần đồng bào dân tộc nơi đây, tạo nên mối liên kết, giao hòa vô hình giữa hoa ban và tâm hồn, cốtNcách cư dân bản địa.


   

  Truyền thuyết Hoa Ban gắn liền với chuyện tình yêu mãnh liệt nhưng cũng đầy nước mắt giữa nàng Ban và chàng Khum, được ví như mối tình giữa Romeo và Juliet của phương Tây. Chuyện kể rằng, ngày xưa vùng Tây Bắc có một cô gái tên Ban, xinh đẹp, nết na và có giọng hát mê đắm lòng người. Nhiều trai mường ngấp nghé nhưng trái tim nàng đã trao gửi cho chàng Khun, giỏi săn bắn và làm nương. Nhưng cha Ban chê  Khum nghèo nên đã gả cô cho con trai tạo mường vừa gù vừa lười biếng. Thấy cha cùng nhà tạo mường bàn chuyện cưới hỏi, nàng Ban chạy tìm người yêu cầu cứu. Đúng lúc chàng Khum đi xa. Tuyệt vọng, nàng Ban bèn buộc chiếc khăn piêu của mình vào cầu thang nhà Khum rồi vượt núi, vượt đèo tìm chàng. Cuối cùng, kiệt sức, nàng gục xuống chết trên núi.
Nơi đó sau này mọc lên một loài cây ra hoa trắng muốt vào mùa xuân. Dân các bản mường liền gọi là hoa Ban và coi đó là loài hoa tượng trưng cho hoa tình yêu chung thuỷ. Còn chàng Khum trở về thấy nàng đã bỏ đi, bèn theo tìm. Cuối cùng, chàng cũng kiệt sức mà chết, hoá thành con chim sống lẻ loi. Cứ đến mùa xuân, khi hoa ban nở, chim lại cất tiếng gọi bạn tình da diết. Từ đó, mỗi khi xuân về, hoa ban nở trắng núi rừng,  trai  gái  vùng Tây Bắc lại rủ nhau đi hội, ca hát, múa xoè và bày tỏ tình yêu đôi lứa. Và từ sự tích về tình yêu trắng trong, chung thủy đó nàng Ban đã đi vào thơ ca của dân tộc Thái như một biểu tượng
của tình yêu lứa đôi muôn đời.
        Bắt nguồn từ truyền thuyết Hoa Ban, trải qua bao thế hệ, câu chuyện tình đẹp đã thấm dần trong sinh hoạt văn hóa của các dân tộc, trở thành họa tiết thêu trên khăn áo các cô gái, đi vào lời ca, điệu nhạc trao duyên. Không chỉ vậy, hoa ban và cây ban còn trở thành một phần trong văn hóa ẩm thực của dân tộc Thái, được sử dụng như nguyên liệu để chế biến nên nhiều món ngon vào dịp xuân về.
     Với sự gắn bó giữa hoa ban và đời sống của nhân dân các dân tộc Điện Biên - Tây Bắc, trong đó tiêu biểu nhất là đồng bào dân tộc Thái, hình ảnh hoa ban đã trở thành một loài hoa mang tính biểu tượng đẹp đẽ. Nét tinh khôi của hoa ban tượng trưng cho vẻ đẹp xuân thì, trong trắng của người con gái. Hoa ban cũng là biểu trưng nhằm tôn vinh, minh chứng cho tình yêu bất diệt, thể hiện ước vọng ngàn đời của cộng đồng các dân tộc về hạnh phúc vĩnh cửu, vượt qua mọi lễ giáo, rào cản, định kiến xã hội và những khó khăn của cuộc sống. Không chỉ vậy, sức sống mạnh mẽ, vẫn xanh tươi trên vách núi đồi của hoa ban còn là biểu tượng cho khát vọng vươn lên, chinh phục thiên nhiên, làm chủ bản mường của nhân dân các dân tộc Điện Biên.

       Từ những ý nghĩa đầy nhân văn đó, đã hình thành nên thái độ ứng xử văn hóa của người dân Điện Biên với loài hoa ban: vừa yêu mến, gần gũi, vừa trân trọng, tôn vinh; coi giữ gìn và phát triển loài hoa ban như giữ gìn truyền thống, nét văn hóa tốt đẹp của các dân tộc. Kế thừa tình cảm và thái độ ứng xử văn hóa với loài hoa ban từ bao đời, đến nay, tỉnh Điện Biên chủ trương tôn vinh hoa ban với mong muốn hoa ban sẽ trở thành biểu tượng văn hóa cho mảnh đất, con người Điện Biên. Qua đó, cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu”, hoa ban sẽ góp phần trở thành biểu tượng để tôn vinh các giá trị di sản văn hóa, giới thiệu tiềm năng du lịch của tỉnh đến với du khách trong và ngoài nước.
       Hàng năm, vào trung tuần tháng 3 khi tiết trời ấm áp, hoa ban lại nở trắng núi rừng Điện Biên. Trong không gian ngập tràn sắc hoa, đó cũng là thời khắc mà người dân và du khách sẽ được chìm đắm trong sắc màu văn hóa của Lễ hội Hoa Ban Điện Biên được tổ chức trên mảnh đất lịch sử Điện Biên Phủ. 

 

 

 

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

licham.net

- Click vào nút hiển thị ngày trong tuần hoặc tháng âm lịch để xem chi tiết

- Màu đỏ: Ngày tốt

- Xanh lá: Đầu tháng âm lịch

- Màu vàng: Ngày hiện tại

QUẢN LÝ THÀNH VIÊN
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập449
  • Máy chủ tìm kiếm20
  • Khách viếng thăm429
  • Hôm nay279
  • Tháng hiện tại1,617
  • Tổng lượt truy cập313,214
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi